Vấn đề – sự kiện nổi bật tuần qua (11/9 – 15/9)

16/09/2017 12:19

(kiemsat.vn)
Xin mời quý vị và các bạn cùng Kiemsat.vn điểm lại những sự kiện, vấn đề nổi bật tuần qua.

1. Đoàn công tác BCĐTW về phòng chống tham nhũng công bố kết luận kiểm tra giám sát tại Trà Vinh và Sóc Trăng

Ngày 11/9/2017 Đoàn công tác số 6 – Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng do đồng chí Lê Minh Trí, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng VKSND tối cao làm trưởng đoàn công bố kết quả kiểm tra giám sát việc thanh tra vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội  quan tâm tại tỉnh Trà Vinh.

Dự thảo kết luận kiểm tra sau hơn một tháng làm việc cho thấy trong hơn 6 năm qua (2011-2017), công tác phòng chống tham nhũng được Tỉnh ủy Trà Vinh quan tâm chỉ đạo và tổ chức triển khai tương đối hiệu quả. Công tác lãnh đạo chỉ đạo của Tỉnh ủy đối với các cơ quan chức năng trong phát hiện, xử lý tham nhũng, sai phạm về kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt Ban Nội chính đã tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính và các cơ quan liên quan giúp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong công tác phòng chống tham nhũng, đảm bảo được hiệu quả và tính thống nhất cao trong việc xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng.

Đồng chí Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí phát biểu

Tuy nhiên qua kiểm tra đoàn công tác cũng phát hiện những thiếu sót tồn tại trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cơ quan như Ban nội chính, Ủy ban Kiểm tra, Thanh tra, Công an, Viện kiểm sát, Tòa án cũng như các cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Đoàn công tác đề nghị các cơ quan này cần tham mưu tốt hơn để giúp Tỉnh ủy Trà Vinh chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục sai phạm thiếu sót nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng ở địa phương, đáp ứng yêu cầu về phòng chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay.

Đại diện Đoàn kiểm tra công bố dự thảo kết luận

Đoàn công tác đề xuất Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng các kiến nghị đối với các cơ quan chức năng có các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng như kiến nghị Quốc hội có những điều chỉnh về pháp luật Phòng chống tham nhũng, trong đó tập trung vào bổ sung các quy định nhằm kiểm soát quyền lực của người có chức vụ quyền hạn; giao cho cơ quan chức năng có liên quan sớm xây dựng và thực hiện cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng và xử lý nghiêm mọi hành vi có biểu hiện trả thù, trù dập người tố cáo tham nhũng, tiêu cực; giao Ban cán sự Đảng các cơ quan tư pháp Trung ương đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, bổ nhiệm các chức danh tư pháp đủ tiêu chuẩn theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về cải cách tư pháp.

Đồng chí Trần Trí Dũng – Bí thư tỉnh ủy phát biểu

Đối với Tỉnh ủy Trà Vinh, đoàn công tác đề nghị tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng cũng như thực hiện nghiêm chủ trương của Bộ chính trị và Ban chấp hành Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng; tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra giám sát của Ban Thường vụ tỉnh ủy trong việc thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án tham nhũng.

Các thành viên Đoàn công tác

Công bố kết quả kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng tại Sóc Trăng

Ngày 12/9, Đoàn công tác số 6 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã có buổi làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Sóc Trăng và các ban, ngành tỉnh Sóc Trăng để công bố Dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm tại địa phương.

Đây là Kết luận thực hiện theo Kế hoạch số 64-KH/BCĐTW ngày 25-4-2017 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng mà Đoàn công tác đã kiểm tra, giám sát tại Sóc Trăng từ ngày 4 đến 15-8-2017.

Công bố kết quả kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng tại Sóc Trăng ảnh 1

Đồng chí Lê Minh Trí, Ủy viên Trung ương Đảng – Viện trưởng Viện KSND Tối cao phát biểu tại buổi làm việc

Theo Dự thảo Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát, trong thời gian kiểm tra, giám sát tại Sóc Trăng, Đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng, Ban Nội chính Tỉnh ủy Sóc Trăng, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sóc Trăng; tiến hành kiểm tra, giám sát tại Thanh tra tỉnh Sóc Trăng, Công an tỉnh Sóc Trăng, Viện KSND tỉnh Sóc Trăng, TAND tỉnh Sóc Trăng, Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Sóc Trăng và Ban Thường vụ Huyện ủy Cù Lao Dung.

Tại buổi làm việc, Đồng chí Lê Minh Trí đánh giá cao tỉnh Sóc Trăng đã tạo điều kiện và phối hợp cùng đoàn để đoàn hoàn thành nhiệm vụ kiểm tra, giám sát một cách khách quan. Qua kiểm tra, giám sát, một số số liệu của Đoàn chưa khớp với báo báo của tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, đây chỉ là báo cáo dự thảo của đoàn, tỉnh cần có giải trình làm rõ hơn. Bên cạnh những kết quả đạt được, Đoàn công tác số 6 cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế như: Một số cấp ủy đảng, người đứng đầu tỉnh Sóc Trăng chưa quan tâm đúng mức đến công tác phòng, chống tham nhũng. Công tác quản lý cán bộ, đảng viên tại một số cơ quan, đơn vị tỉnh Sóc Trăng còn hạn chế. Công tác phối hợp giữa các cơ quan tố tụng tỉnh Sóc Trăng chưa đạt hiệu quả cao…

Đoàn công tác kiến nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng chỉ đạo xử lý đối với một số vụ án, vụ việc liên quan đến tham nhũng, kinh tế, bảo đảm nghiêm minh đúng quy định của pháp luật…

2. VKSND tối cao tiếp Đại diện đại sứ nhóm nước G4

Sáng 14/9, tại trụ sở VKSNDTC, đồng chí Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng VKSND tối cao tiếp Đại diện nhóm nước G4, bao gồm Đại sứ quán các nước Niu-Zi-lân, Na-Uy, Thụy Sỹ, Ca-Na-Da.

Đồng chí Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng VKSND tối cao tiếp bà Kari Đại diện lâm thời Đại sứ quán Na-Uy, Chủ tịch nhóm G4

Nhóm G4 là đối tác phát triển, kinh tế và chính trị của Việt Nam và đã cùng hợp tác với Việt Nam trong vấn đề nhân quyền từ năm 2001.

VKSND tối cao tiếp Đại diện đại sứ nhóm nước G4

VKSND tối cao tiếp Đại diện đại sứ nhóm nước G4

Các đại biểu tại buổi làm việc

Với mục đích chia sẻ các kinh nghiệm của các nước về vấn đề nhân quyền, bà Kari – Đại diện lâm thời Đại sứ quán Na-Uy, đồng thời là Chủ tịch nhóm G4 trong nửa cuối năm 2017 đã đề xuất VKSND tối cao cùng đứng ra đồng tổ chức hội thảo về “Quy trình Tố tụng công bằng (Due Process) theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Bộ luật Hình sự mới”. Dự kiến, hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 26-27/10 tại Việt Nam.

Hai đoàn chụp ảnh lưu niệm

3. Bổ nhiệm Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Đồng Nai

Chiều 11/09, tại VKSND tỉnh Đồng Nai, VKSND tối cao tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Viện trưởng VKSND tỉnh cho đồng chí Nguyễn Mạnh Thắng, Viện trưởng VKSND huyện Xuân Lộc.

Tham dự buổi lễ có đồng chí Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng VKSNDTC; các đồng chí đại diện Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ; Văn phòng VKSND tối cao tại TP.HCM; Đại diện Lãnh đạo các Sở, Ban, ngành tỉnh Đồng Nai, các đồng chí lãnh đạo, KSV thuộc hai cấp Kiểm sát VKSND tỉnh Đồng Nai.

Bổ nhiệm Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Đồng Nai

Phó Viện trưởng VKSND tối cao Trần Công Phàn trao Quyết định bổ nhiệm  cho đồng chí Nguyễn Mạnh Thắng 

Tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, VKSNDTC công bố Quyết định số  41/QĐ-VKSTC ngày 05/09/2017 của Viện trưởng VKSNDTC về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Mạnh Thắng, Viện trưởng VKSND huyện Xuân Lộc giữ chức vụ Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Đồng Nai, nhiệm kỳ 05 năm, kể từ ngày 15/09/2017.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

4. Khai giảng Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát cho cán bộ, Kiểm sát viên nước bạn Lào

Sáng ngày 11/09/2017, Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh (Trường Nghiệp vụ) tổ chức Lễ khai giảng lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát khóa 4 năm 2017 cho cán bộ, Kiểm sát viên thuộc VKSND các cấp nước bạn Lào.

Tham dự buổi lễ có Tiến sĩ Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng VKSND tối cao; các đồng chí là lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng VKSND tối cao tại TP.HCM; Ban Giám hiệu, lãnh đạo các phòng, khoa, đại diện học viên khóa 22 của Trường nghiệp vụ cùng 20 học viên là cán bộ lãnh đạo VKSND tối cao, VKSND cấp miền, tỉnh, khu vực CHDCND Lào.

toan-canh-buoi-khai-giang-ha-1192017

Toàn cảnh buổi khai giảng Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát cho cán bộ, Kiểm sát viên nước bạn Lào

dc-tran-hung-binh-ha-1192017

Tiến sĩ Trần Hưng Bình, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Nghiệp vụ phát biểu tại buổi lễ

Tại Lễ khai giảng, đồng chí Bounkheum Saengdala, Trưởng đoàn học viên nước CHDCND Lào đã bảy tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến VKSND tối cao nước CHXHCN Việt Nam, Trường Nghiệp vụ đã tạo điều kiện, giúp đỡ cho cán bộ ngành Kiểm sát Lào có cơ hội để học tập, nghiên cứu, học hỏi về những kinh nghiệm quý báu trong các lĩnh vực nghiệp vụ kiểm sát tại Việt Nam để áp dụng vào thực tiễn công tác, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển ngành Kiểm sát Lào nói riêng và sự phát triển của nước Lào nói chung. Khóa học này càng có ý nghĩa hơn nữa khi được tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam – Lào. Đồng thời, đồng chí trưởng đoàn Bounkheum Saengdala cũng đề nghị cán bộ, Kiểm sát viên Lào có thái độ học tập nghiêm túc, cầu thị để khóa bồi dưỡng được thành công tốt đẹp.

5. Cơ quan điều tra VKSNDTC khởi tố vụ án tử tù trốn khỏi biệt giam

(Kiemsat.vn) – Ngày 14/9/2017, Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 10/VKSTC-C1(P6) về tội “Thiếu trách nhiệm để người bị giam trốn” theo quy định tại Điều 301 Bộ luật Hình sự năm 1999, xảy ra tại Trại tạm giam T16, Bộ Công an.

Căn cứ kết quả kiểm tra, xác minh đã xác định được: Một số cán bộ quản giáo, chiến sỹ thuộc Trại Tạm giam T16, Bộ Công an đã thiếu trách nhiệm trong quá trình quản lý, giám sát, canh gác phạm nhân để 02 đối tượng là Nguyễn Văn Tình, sinh năm 1989, bị kết án tử hình về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” và Lê Văn Thọ, sinh năm 1980, bị kết án tử hình về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”, 20 năm tù về tội “Giết người” và 10 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, tổng hợp chung hình phạt là tử hình, đã lợi dụng sơ hở, phá cùm chân, đào tường Buồng giam số 3, khu D và trốn thoát khỏi Trại Tạm giam T16, Bộ Công an ngày 11/9/2017.

Cơ quan điều tra VKSND tối cao đang tiếp tục điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật; đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng truy bắt 02 đối tượng trên.

6. Tổng hợp một số nội dung thảo luận tại Phiên họp 14 của UBTVQH

Trong ngày họp đầu tiên của Phiên họp thứ 14, Uỷ ban thường vụ Quốc Hội đã thảo luận, cho ý kiến về Dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

Dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt mà các đại biểu cho ý kiến quy định về quy hoạch, chính sách phát triển kinh tế – xã hội, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương và cơ quan nhà nước tại 3 đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt là Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh; Bắc Vân Phong tỉnh Khánh Hòa và Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ Dự án Luật

Một số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng cho rằng, đối với 3 đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt, dự thảo Luật đề xuất xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương theo hướng không tổ chức cấp chính quyền địa phương (không tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân). Tại các đơn vị này, chính quyền địa phương là Trưởng đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt, là người có thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện toàn bộ các hoạt động hành chính, kinh tế- xã hội trên địa bàn. Trưởng đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, các cơ quan khác của Nhà nước ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt chịu sự giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao tại đơn vị.

Về cơ chế tài chính, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Nguyễn Đức Hải đề xuất, ưu đãi của dự thảo Luật là xin cơ chế, chứ không xin ngân sách. Ở thời điểm đầu, ngân sách nhà nước có thể hỗ trợ đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt, nhưng sau này, đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt phải từ cơ chế tạo ra tiền, tạo ra ngân sách, tự quyết ngân sách của mình và đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Ngày làm việc thứ 3 (13/9) của Phiên họp thứ 14, UBTV Quốc hội thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường. Vấn đề tăng thuế xăng, dầu khiến nghị trường nóng lên với nhiều ý kiến khác nhau.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, dự thảo luật đề nghị điều chỉnh khung thuế BVMT đối với xăng, dầu là mức thuế tối thiểu điều chỉnh tăng bằng mức thuế cụ thể đang áp dụng; mức thuế tối đa điều chỉnh tăng bằng 2 lần mức thuế tối đa trong khung thuế hiện hành (trong đó xăng điều chỉnh từ 1.000-4.000 đồng/lít lên từ 3.000-8.000 đồng/lít). Riêng đối với dầu hỏa, đề nghị giữ khung thuế BVMT như hiện hành, vì dầu hỏa là mặt hàng thiết yếu phục vụ cho đa số người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa.

Do còn nhiều ý kiến khác nhau giữa cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra, qua nghiên cứu Tờ trình của Chính phủ và nghe qua các phương tiện thông tin đại chúng, dư luận xã hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, trong tình hình hiện nay việc tăng thuế suất không thuận vì Thủ tướng Chính phủ đang mong muốn tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo không khí phấn khởi cho nhân dân làm ăn. Dự án Luật sửa đổi lần này còn nhiều ý kiến khác nhau quá.

 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: cần xem xét lại

Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Tài chính về báo cáo Chính phủ chuẩn bị thêm, cần chuẩn bị toàn diện hơn, bao quát hơn những đối tượng phải chịu thuế bảo vệ môi trường và hợp lý giữa những đối tượng chịu thuế, những sản phẩm mặt hàng chịu thuế. Đồng thời, Tờ trình phân tích sự cần thiết sửa đổi luật này tính thuyết phục chưa thực sự cao, cần xem xét lại.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ về nghiên cứu thêm, cân nhắc và tiếp thu đầy đủ ý kiến tại phiên họp này để hoàn thiện lại Dự án.

Chiều 14/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV tiếp tục phiên họp thứ 14, cho ý kiến về Dự thảo Luật an ninh mạng.

Quốc Hội - Vũ Trọng Việt

Ông Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An Ninh của Quốc hội   

Tại phiên họp, đa số ý kiến đại biểu cho rằng cần thiết phải ban hành Luật An ninh mạng. Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh tán thành với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, vì công tác quản lý và vận hành hạ tầng thông tin, viễn thông thời gian qua còn bị các thế lực thù địch lợi dụng để tiến hành các hoạt động tấn công, phá hoại hệ thống thông tin mạng, xâm phạm độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng đây là dự án Luật khó, nhiều nội dung phức tạp nên cần nghiên cứu kỹ, lựa chọn kinh nghiệm của các nước để xây dựng. UBTV Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo cần tiếp thu các ý kiến, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự án Luật trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

7. Tổng hợp về cơn bão số 10

Bão số 10 (tên quốc tế là DOKSURI)  hình thành từ áp thấp nhiệt đới ở phía Đông Philippin, độ bộ vào Biển Đông ngày 12/9. Bão đổ bộ đất liền vào trưa, chiều ngày 15/9 thuộc địa bản các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị

Vị trí và hướng di chuyển của bão số 10

Kết quả hình ảnh cho những hình ảnh về cơn bão số 10 tàn phá

Kết quả hình ảnh cho những hình ảnh về cơn bão số 10 tàn phá

Gió mạnh tại tâm bão, quật đổ mọi thứ…

Kết quả hình ảnh cho những hình ảnh về cơn bão số 10 tàn phá

Bão đổ bộ vào đất liền gây mưa to gió lớn

Kết quả hình ảnh cho những hình ảnh về cơn bão số 10 tàn phá

Kết quả hình ảnh cho những hình ảnh về cơn bão số 10 tàn phá

Kết quả hình ảnh cho những hình ảnh về cơn bão số 10 tàn phá

Lượng mưa kỷ lục cộng với mực nước biển dâng cao, gây ngập lụt…

Sáng 16/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh, thị sát hiện trường về tình hình thiệt hại và chỉ đạo khắc phục hậu quả do bão số 10.

Thủ tướng làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh.

Lực lượng công an, quân đội lợp lại mái trường học tại xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh.

Thống kê từ các địa phương, đến sáng 16/9, bão Doksuri đã khiến 8 người chết ở các tỉnh Thanh Hóa (1), Nghệ An (2), Quảng Bình (2), Thừa Thiên Huế (1), Hà Tĩnh (2). 28 người bị thương ở Quảng Bình và Quảng Trị.

Bão làm sập 33 nhà và hơn 120.000 nhà bị tốc mái, hư hỏng, chủ yếu ở Hà Tĩnh và Quảng Bình. Ngoài ra còn trên 6.200 nhà bị ngập ở Hải Phòng (700), Nghệ An (65), Hà Tĩnh (gần 4.000), Quảng Bình (1.500) và Quảng Trị (17).

Nhiều phòng học, công trình công cộng bị tốc mái, hư hỏng và một số thiệt hại khác chưa có số liệu thống kê.

Bão đã làm đổ cột truyền hình tại thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Hàng nghìn cột điện hạ thế bị đổ gãy gây mất điện trên diện rộng tại 9 tỉnh với 1,3 triệu khách hàng.

8. Bà Halimah Yacob trở thành Tổng thống Singapore

ttsing (2)

Bà Halimah Yacob sẽ là Tổng thống thứ 8 của Singapore. Ảnh: New Straits Times/TTXVN

Bà Halimah Yacob, 63 tuổi, sẽ là Tổng thống thứ 8 của Singapore, đồng thời là Tổng thống gốc Malaysia thứ 2 trong lịch sử sau hơn 47 năm và là người đầu tiên được chọn trong một cuộc bầu cử tổng thống dành cho các ứng cử viên từ một cộng đồng cụ thể.

Các giấy tờ mà bà Halimah Yacob phải nộp lên Trung tâm Ứng cử đặt tại trụ sở của Hiệp hội Nhân dân Singapore ngày 13/9 bao gồm Giấy Chứng nhận đủ điều kiện do Ủy ban Bầu cử Tổng thống ban hành, Giấy chứng nhận Cộng đồng Malaysia do Ủy ban Cộng đồng ban hành và Giấy Ủy quyền chính trị.

Lễ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống của bà Hailmah Yacob sẽ diễn ra vào ngày 14/9.

9. Hội đồng Bảo an nhất trí thông qua biện pháp trừng phạt đối với Bắc Triều Tiên

Hội đồng Bảo an đã thống nhất đưa ra biện pháp trừng phạt cứng rắn là cấm toàn bộ hàng xuất khẩu dệt may của Triều Tiên, áp đặt lệnh cấm cung cấp khí đốt tự nhiên và áp đặt mức trần đối với xuất khẩu dầu đã tinh chế sang Triều Tiên.

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết về thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với CHDCND Triều Tiên nhằm đối phó với vụ thử hạt nhân lần thứ 6 ngày 03/09 vừa qua của nước này. Tài liệu do phái đoàn Hoa Kỳ chuẩn bị đã được tất cả các thành viên của Hội đồng Bảo an, bao gồm Nga và Trung Quốc ủng hộ.

Hội đồng Bảo an nhất trí thông qua biện pháp trừng phạt đối với Bắc Triều Tiên

Cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (ảnh Tass.ru)

Nghị quyết này không nêu rõ những hạn chế cụ thể đối với việc xuất khẩu dầu thô sang CHDCND Triều Tiên. Thay vào đó, các tài liệu khẳng định rằng việc bán dầu thô trong những năm tiếp theo không vượt quá khối lượng cung cấp trong vòng 12 tháng qua. Nghị quyết được thông qua cũng cho phép các nước kiểm tra các tàu hàng trên biển bị nghi ngờ vi phạm lệnh cấm vận áp đặt đối với CHDCND Triều Tiên.

Theo phía Mỹ, cùng với những hạn chế áp đặt bởi các nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trước đó, việc thực hiện biện pháp trừng phạt mới sẽ cho phép tước đoạt của Bắc Triều Tiên hơn 90% thu nhập từ xuất khẩu nguyên liệu thô và hàng hóa, trong đó năm 2016 đạt khoảng 2,7 tỷ đô. Chỉ đối với hàng dệt Bình Nhưỡng kiếm được khoảng 760 triệu đô la.

Anh Nga

(tổng hợp)

Vấn đề – sự kiện nổi bật tuần qua (18/9 – 22/9)

(Kiemsat.vn) - Khai mạc trọng thể Hội nghị VKSND các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc lần thứ nhất; Phó Viện trưởng VKSNDTC Trần Công Phàn tiếp Đoàn đại biểu VKSND tỉnh Luông Pha Băng, Lào; Nhiều cán bộ, nguyên cán bộ cao cấp bị Ủy ban kiểm tra Trung ương yêu cầu kỷ luật; Đề nghị tổng kiểm tra việc bổ nhiệm cán bộ trên cả nước... là những tin tức đáng chú ý tuần qua.

Vấn đề – sự kiện nổi bật tuần qua (05/9 – 08/9)

(Kiemsat.vn) - VKSNDTC chung tay ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả mưa lũ; Hơn 22 triệu học sinh, sinh viên vào năm học mới; Luật PCTN sửa đổi vẫn không xem em chồng là “người thân”; Khởi tố nguyên Phó Thống đốc ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình; Thủ tướng và toàn bộ thành viên nội các Mông Cổ bị cách chức... là những tin tức đáng chú ý tuần qua.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang