Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

23/07/2016 09:40

(kiemsat.vn)
Cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã bổ sung thêm hai điều luật mới (Điều 36, Điều 38) quy định cụ thể về thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện

Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 có một điểm mới quan trọng đó là việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương và quy định hai loại Tòa chuyên trách mới là Tòa gia đình và người chưa thành niên và Tòa xử lý hành chính. Các loại Tòa chuyên trách được thành lập tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện được quy định cụ thể tại Điều 38 và Điều 45 của Luật này. Theo quy định tại Điều 38 thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể có các loại Tòa chuyên trách sau: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên; theo quy định tại Điều 45 thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thể có các loại Tòa chuyên trách sau: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính.

Theo đó, Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định cụ thể về thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:
1. Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
2. Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
3. Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện chưa có Tòa chuyên trách thì Chánh án Tòa án có trách nhiệm tổ chức công tác xét xử và phân công Thẩm phán giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Điều 38 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định cụ thể về thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh như sau:

1. Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
a) Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này;
b) Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.

2. Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
a) Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này;
b) Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định hôn nhân và gia đình chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.
3. Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
a) Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này;
b) Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định kinh doanh, thương mại chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.
4. Tòa lao động Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
a) Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này;
b) Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định lao động chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này./.
Hồng Phong

Nâng cao hiệu quả kiểm sát thông báo trả lại đơn khởi kiện của Tòa án theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015) ra đời đã đánh dấu nhiều thay đổi cơ bản, khắc phục được nhiều điểm bất cập, thiếu sót trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Đối với hoạt động trả lại đơn khởi kiện của Tòa án, BLTTDS 2015 đã bổ sung thêm một số nội dung rất tiến bộ, mở ra hành lang pháp lý cho Viện kiểm sát (VKS) nâng cao chất lượng kiểm sát hoạt động này.

Bài giảng của Phó Chánh án TANDTC Tống Anh Hào về nội dung cơ bản của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

(Kiemsat.vn) - Trong khuôn khổ hội nghị toàn ngành Kiểm sát nhân dân tập huấn các đạo luật mới về lĩnh vực tư pháp, ông Tống Anh Hào, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã trực tiếp thuyết trình những nội dung cơ bản của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang