Tạm đình chỉ vụ án Nga – Mỹ: Phiên tòa cải cách từ… “cách cãi”

16/08/2017 03:59

Việc cựu hoa hậu Phương Nga và “đồng phạm” Thùy Dung được tại ngoại và nhận quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án vào ngày 14.8 (vì đã hết thời gian 1 tháng theo qui định) đã cho thấy đây là một điểm sáng về cải cách tư pháp điển hình từ quá trình xét xử một vụ án tâm điểm.

Vụ án chưa kết thúc nhưng

Vụ án chưa kết thúc nhưng “đại gia” đang thất thế trong dư luận (ảnh: Trí Thức Trẻ).

Một vụ án tâm điểm chứ không phải là một vụ trọng án. Tâm điểm vì vụ án đã gây xôn xao dư luận, với nhiều lập luận và chứng cứ phản bác tréo ngoe. Tâm điểm vì ở lần xét xử thứ hai, nhiều sự thật hé lộ đã không qua được con mắt và lí trí soi xét logic của hội đồng xét xử cũng như dư luận: Một vụ tình – tiền “tiền trao, cháo múc” đổ vỡ đã bị đẩy lên thành một vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chỉ khác là, “công cuộc cải cách tư pháp” nếu nhìn từ vụ án này, lại đi từ dưới lên chứ không phải từ trên xuống. Tức là đi từ các bị cáo, đã phải tự bảo vệ mình với đội ngũ luật sư giỏi giang và sáng suốt, có bài bản lớp lang, có lúc ban đầu thất thủ vì “cách cãi” ngây thơ, nhưng sau đó đã thay đổi chiến thuật, có tính toán, tận dụng quyền im lặng, để rồi khi bị cáo Phương Nga cất lời là một sự phản bác mạnh mẽ, với nhiều bằng chứng được trưng ra, khiến cho lập luận buộc tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” không còn đủ sức thuyết phục, và ngay cả bên nguyên – “đại gia” Cao Toàn Mỹ – cũng cứng lời hết lí.

Cái công của luật sư quá lớn trong việc “giải cứu” thân chủ Phương Nga trong một vụ án tưởng chừng mười mươi lao lí. “Giải cứu” tại ngoại, “giải cứu” tạm đình chỉ điều tra vụ án, cung cấp thêm các nhân chứng và bằng chứng khiến bên nguyên không thể giải thích thuyết phục về những “vùng tối” về mối quan hệ người đẹp – “đại gia”…

Những bằng chứng và “vùng tối” bên nguyên không thể giải thích thấu đáo đó chính là cơ sở để hội đồng xét xử xem xét một cách công minh và đưa ra quyết định trả hồ sơ vụ án, cho các bị cáo Phương Nga, Thùy Dung tại ngoại.

Có thể nói không quá rằng, đây là một vụ xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp có tính kinh điển: Trọng bằng chứng. Bằng chứng là trên hết chứ không phải những bản cung khai đại loại kiểu như “sinh đôi”. Và từ đây có thể thấy rằng, muốn cải cách tư pháp một cách mạnh mẽ và quang minh, ngoài nỗ lực tự cứu mình của các bị cáo, thì cần có sự góp sức tích cực, mạnh mẽ của giới luật sư qua đó giúp hạn chế những oan sai.

Muốn vậy, cần phải thực sự thông thoáng tạo điều kiện cho giới luật sư làm việc với các thân chủ, để cho giới luật sư được tham gia sâu trong vai trò phản biện, bảo vệ thân chủ theo đúng luật định chứ không thể cứ gây khó dễ bằng các rào cản kĩ thuật hay thủ tục…

Vụ án chưa khép lại nhưng có một điều đã khép lại và chốt cứng: Sẽ khó cải cách tư pháp thành công nếu không tạo điều kiện một cách thực sự và thông thoáng theo luật định cho giới luật sư tham gia tranh tụng, bảo vệ thân chủ ngay từ đầu.

Thế Lâm/ Báo Lao động

Vụ án Giám đốc viện Nhi bày mưu giết vợ từng chấn động Hà Nội: Kết luận giám định làm rõ cái chết của nữ y tá xấu số

Những người tham gia cuộc khai quật ám ảnh vì thi thể đã chôn cất gần 100 ngày, từ việc lấy mẫu phẩm cho đến xét nghiệm đều vô cùng khó khăn.

Vụ án Giám đốc viện Nhi bày mưu giết vợ từng chấn động Hà Nội: Khai quật tử thi thành công nhờ kế hoạch “điệu hổ ly sơn”

Chỉ có duy nhất một biện pháp đó chính là khai thuật tử thi, xét nghiệm thì mới có thể có đáp án cho những câu hỏi.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang