Niềm tin của người dân vào ngành kiểm sát

23/03/2017 10:41

Để người dân có niềm tin vào ngành KSND, đòi hỏi mỗi cán bộ, Kiểm sát viên phải thực sự công tâm và trách nhiệm, trong khi làm nhiệm vụ dù là trong lĩnh vực dân sự hay hình sự; phải hết mình bảo vệ công lý, đảm bảo khách quan không để xảy ra những bất cẩn dẫn đến oan, sai làm cho người dân lương thiện.

Sau ngày tỉnh Lào Cai được tái lập 01/10/1991, Tôi được phân công làm công tác thống kê tổng hợp của phòng Kiểm sát xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai với những bộn bề khó khăn của cơ quan trong điều kiện mới được chia tách.

Tôi nhớ mãi ngày 10/02/1993, tôi được lãnh đạo phân công tiếp công dân và cũng là lần đầu tiên kể từ khi đi công tác được tiếp công dân nên còn có những lúng túng. Tại phòng tiếp công dân, ngồi trước mặt tôi là một người phụ nữ có nước da sạm nắng, cùng với bộ quần áo nhàu nhĩ đậm nét vất vả, lam lũ của người nông dân, trên đôi bàn tay gầy guộc của chị là một tập giấy tờ chìa ra trước mặt đưa cho tôi. Tôi đỡ tập giấy tờ của chị đưa và hỏi chị đến đây có việc gì cần trình bày, thấy tôi hỏi người phụ nữ bỗng khóc òa và nói trong tiếng nấc… em đến đây tìm người giúp đỡ Chồng em thoát khỏi cảnh tù tội do người ở trong thôn gây ra.

Sau giây lát, người phụ nữ đã chấn tĩnh và bắt đầu trình bày “Em chỉ là người nông dân, sau khi xây dựng gia đình mặc dù cuộc sống còn nhiều vất vả nhưng 2 vợ chồng đã cố gắng tiết kiệm được một khoản tiền nên quyết định mua lại mạnh đất của người em ruột có diện tích trồng được 3000 gốc sắn và một ngôi nhà với giá 250.000 đồng. Vì là chị em ruột nên việc mua, bán không làm giấy tờ mà chỉ nhờ người hàng xóm đến chứng kiến. Sau đó, vợ, chồng em dỡ ngôi nhà và dựng nó ở khu đất khác thì có anh là người cùng thôn đến không cho dỡ nhà và cho vợ, chồng em xem giấy tờ đã mua bán nhà đất có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã với em trai của em.

Sự việc sau đó được Ủy ban nhân xã giải quyết và yêu cầu vợ, chồng em phải trả lại những gì đã tháo dỡ từ ngôi nhà cho anh người ở cùng thôn. Em nghĩ mọi việc như vậy là đã được giải quyết xong, nhưng không biết vì lý do gì sau đó chồng em bị khởi tố bị can và bị Tòa án xét xử tuyên phạt 9 tháng tù giam về tội Cố ý hủy hoại tài sản của công dân, phải bồi thường số tiền 500.000 đồng và chồng em phải đi tù ở trại giam tỉnh Yên Bái. Em thấy chồng mình không thể mang tội như Tòa án đã kết án nên đã làm đơn gửi đến Tòa án và một số nơi khác đề nghị xem xét nhưng đều được trả lời là Tòa án đã xét xử đúng pháp luật. Em tưởng rằng đã mất hết hy vọng nhưng sau đó em được mọi người mách là đến Viện kiểm sát nhân dân thì mới có cơ hội được xem xét giải quyết. Và niềm tin của em lại được nhen nhóm nên em đến đây với mong muốn chồng em không phải đi tù oan”. Nói đến đây người phụ nữ nhìn thẳng vào mắt tôi với ánh mắt sáng lên một niềm tin quả quyết như chính tôi sẽ là người giúp chị trong việc này.

Trước khi người phụ nữ ra về tôi đã nói với chị là sẽ cố gắng nghiên cứu các tài liệu chị đã gửi và sẽ báo cáo lãnh đạo về nội dung sự việc như chị đã trình bày đồng thời trong thời gian sớm nhất sẽ có thông tin trả lời cho chị.

Với trách nhiệm của mình tôi đã báo cáo lãnh đạo và mượn hồ sơ để nghiên cứu theo quy định đồng thời tiến hành xác minh tại Ủy ban nhân dân xã, sau đó đối chiếu tài liệu, chứng cứ đã cho kết quả đúng như những gì mà chị đã trình bày. Trên cơ sở đó tôi đã tham mưu cho lãnh đạo Phòng báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh ban hành Kháng nghị giám đốc thẩm và sau đó cấp giám đốc thẩm đã chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát tỉnh, hủy án sơ thẩm, tuyên bố chồng của chị không phạm tội Cố ý hủy hoại tài sản của công dân.

Vụ việc đã được giải quyết xong, tôi cảm phục một người vợ, người phụ nữ hiền lành chất phác nhưng đầy nghị lực vượt qua mọi khó khăn để minh oan cho chồng, nhưng cảm nhận lớn hơn là niềm tin của người dân vào ngành Kiểm sát nhân dân, đòi hỏi mỗi cán bộ, kiểm sát viên phải thực sự công tâm và trách nhiệm, trong khi làm nhiệm vụ dù là trong lĩnh vực dân sự hay hình sự đều phải hết mình bảo vệ công lý, đảm bảo khách quan, toàn diện không để xảy ra những bất cẩn dẫn đến oan, sai làm cho người dân lương thiện phải gánh chịu hậu quả và người thực thi pháp luật cũng phải chịu trách nhiệm. Mỗi người cán bộ Kiểm sát hãy luôn thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.

Theo trang tin VKSND tỉnh Lào Cai

Sếp cũ của tôi – Ông lão kiểm sát…

(Kiemsat.vn) - Chúng tôi thường đùa nhau, ngành Kiểm sát nhân dân mà tổ chức cuộc thi "Ai yêu ngành nhất", chắc chắn giải "Quán quân" sẽ thuộc về sếp cũ của tôi cho mà xem, ai dám tranh giành với lão nhỉ?!

Một kỷ niệm khó quên

(Kiemsat.vn) - Ai đã từng là Kiểm sát viên làm công tác THQCT, KSĐT, KSXX án hình sự thì đã biết những khó khăn, gian khổ và nhiều rủi ro trách nhiệm trong công tác nhưng cũng để lại rất nhiều kỷ niệm khó quên trong cuộc đời.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang