Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh trong tố tụng dân sự

21/03/2017 02:33

(kiemsat.vn)
Theo BLTTDS năm 2015, đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải có nghĩa vụ thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ; đồng thời cũng quy định những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh.

Theo Điều 92 BLTTDS năm 2015 thì những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứng minh trong tố tụng dân sự:

– Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Tòa án thừa nhận;

– Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật;

– Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp; trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan của văn bản công chứng, chứng thực thì Thẩm phán có thể yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng, chứng thực xuất trình bản gốc, bản chính.

Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản, kết luận của cơ quan chuyên môn mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh.

Đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện.

Thanh Nghị

Thời hạn giao nộp chứng cứ của đương sự

(Kiemsat.vn) - Nghĩa vụ chứng minh của đương sự được hiểu là đương sự phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ. BLTTDS năm 2004 thiếu quy định về thời hạn giao nộp, cung cấp chứng cứ đã tạo ra một lỗ hổng pháp luật là đương sự thường trì hoãn việc giao nộp.

Các trường hợp VKS kiến nghị trong tố tụng dân sự

(Kiemsat.vn) - Quyền kiến nghị trong tố tụng dân sự được thực hiện trong trường hợp VKSND phát hiện thấy hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự có vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng, không thuộc trường hợp kháng nghị
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang