B,C, D đồng phạm tội Cố ý gây thương tích

11/05/2017 09:52

(kiemsat.vn)
Tác giả cho rằng, B tuy không cùng bàn bạc với C, D nhưng khi thấy C, D mang hung khí đến, B vùng dậy và giật từ tay D một đoạn tuýp cùng C, D đuổi đánh lực lượng Công xã. B, C, D đã thống nhất ý chí với nhau, cùng cố ý thực hiện hành vi gây thương tích cho người khác.

B,C, D đồng phạm tội Cố ý gây thương tích

Ảnh có tính chất minh họa (nguồn internet)

Quan điểm của tác giả về tình huống này là B, C, D là đồng phạm tội Cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 BLHS, bởi lẽ:

Cố ý gây thương tích là hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác trái pháp luật. Việc B dùng đoạn tuýp sắt vụt 02 nhát vào cánh tay phải đồng chí M và làm đồng chí M bị gãy tay, tỷ lệ thương tật là 25%, hành vi của B đã thoả mãn dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích. Xét về hành vi của B, B đã dùng hung khí nguy hiểm (tuýt sắt) để gây hại cho đồng chí M và hành vi của B cản trở người thi hành công vụ (đồng chí M đang thực hiện công vụ). Ta có thể thấy, hành vi của B đã thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm k, khoản 1, Điều 104 BLHS.

Tại sao nói B, C, D là đồng phạm về tội cố ý gây thương tích? Theo quy định tại Điều 20 BLHS thì đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Khi thấy B bị tổ tuần tra đưa về trụ sở, C và D quay về nhà lấy 02 thanh kiếm bằng kim loại quay trở lại UBND xã với mục đích đuổi đánh, chống đối lại lực lượng Công an xã D để giải cứu B. B tuy không cùng bàn bạc với C, D nhưng khi thấy C, D mang hung khí đến, B vùng dậy và giật từ tay D một đoạn tuýp cùng C, D đuổi đánh lực lượng Công xã. B, C, D đã thống nhất ý chí với nhau, cùng cố ý thực hiện hành vi gây thương tích cho người khác. Và trong trường hợp này, B là người trực tiếp thực hiện hành vi.

Tại Điều 257 BLHS quy định về tội chống người thi hành công vụ. Chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng những thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật. Để truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 257 BLHS chúng ta cần xác định hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực… của người phạm tội không thuộc trường hợp quy định tại Điều 93, Điều 104 BLHS. Bởi lẽ, tình tiết dùng vũ lực cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ đã là tình tiết định khung trong tội Giết người và Cố ý gây thương tích. Do đó, nếu hành vi chống người thi hành công vụ gây chết người hoặc gây thương tích thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm theo tại Điểm d, Khoản 1, Điều 93 hoặc Điểm k, Khoản 1, Điều 104 BLHS.

Trường hợp của chúng ta thì B, C, D đã thoả mãn dấu hiệu tội Cố ý gây thương tích tại Điều 104 BLHS.

Nguyễn Thị Mỹ Trinh

VKSND tỉnh Tiền Giang 

Cán bộ phường đánh dân, VKS tỉnh Quảng Nam yêu cầu khởi tố hình sự

(Kiemsat.vn) - Ngày 02/10/2017, VKSND tỉnh Quảng Nam đã ra Quyết định hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự; đồng thời ra yêu cầu cơ quan CSĐT Công an TP. Hội An ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với Nguyễn Xuân Phước, Mai PhúcThọ và Bùi Công Định về tội Cố ý gây thương tích.

Có tách vụ án khi người bị hại sau đó là bị cáo?

(Kiemsat.vn) - Thực tế hiện nay nhiều Tòa án vẫn xét xử những vụ án mà người bị hại sau đó là là bị cáo trong một phiên Tòa. Việc tách vụ án là không cần thiết dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết vụ án, gây ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của người bị hại, bị cáo và người liên quan.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang