Vạch trần thủ đoạn đòi nợ thuê: Vì sao tín dụng đen ngày càng lên ngôi?

25/08/2017 06:16

Trong bối cảnh tín dụng đen ngày càng biến thể và xâm nhập sâu trong xã hội, các băng nhóm đòi nợ thuê cũng từ đó mà phát triển theo…

Dịch vụ đòi nợ thuê được sinh ra từ việc cho vay nặng lãi cũng như các hoạt động cờ bạc, cá độ. Với tín dụng đen, nếu không đi kèm dịch vụ đòi nợ thuê sẽ không thể tồn tại được vì chủ nợ sẽ rất khó để đòi được tiền đã cho vay chứ đừng nói đến lãi.

Lã Phong L. - đối tượng chuyên cho vay
Lã Phong L. – đối tượng chuyên cho vay “họ” ở khu Cầu Giấy cùng nhóm đàn em “xăm trổ”.

Ngân hàng thắt chặt

Có thể khẳng định, với các quy định cho vay chặt chẽ mà hệ thống ngân hàng đang áp dụng hiện nay thì việc vay được tiền đúng là rất khó.

Dĩ nhiên, đã có nhiều cơ chế mở, cải cách cũng như những biện pháp nhằm khuyến khích người vay nhưng để vay được một khoản tiền từ ngân hàng người đi vay cũng phải trải qua nhiều thủ tục, giấy tờ và dĩ nhiên là rất mất thời gian.

Trong khi đó, với các tổ chức tín dụng đen, việc vay được tiền vô cùng dễ dàng, chỉ cần một tờ giấy viết tay, ký nhận, điểm chỉ vậy là đã có một khoản tiền trong tay.

Dĩ nhiên, tương ứng với sự dễ dàng này là một mức lãi suất cao kinh khủng, gấp nhiều lần, thậm chí cả trăm lần với mức sàn được quy định.

Người có nhu cầu vay tiền sẽ nhận được những lời mời chào rất thiện chí, như: Cho vay không cần thế chấp, chỉ cần hộ khẩu Hà Nội; có thể vay từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng; hình thức thanh toán linh hoạt, từ trả góp hằng ngày đến trả theo thời hạn từ 3 tháng; “nhận tiền sau 15 phút”…

Số ít đối tượng cho vay có vẻ chặt chẽ hơn khi yêu cầu phải thế chấp một số loại giấy tờ như chứng minh nhân dân, “sổ đỏ”. Theo luật sư Nguyễn Thế Truyền, đa số người đi vay mắc bẫy tín dụng đen không có kiến thức tối thiểu về tài chính cá nhân, đôi khi sẵn sàng đi vay nóng vì những lý do chưa thiết yếu như vay làm đám cưới cho con, hay vay để tìm việc làm…

Cùng với kiến thức pháp luật không đầy đủ, nhiều người để được vay đã sẵn sàng ký mọi giấy tờ, không để ý đến hậu quả. Trung tá Lê Khắc Sơn, Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an Hà Nội cho biết, trong rất nhiều trường hợp cơ quan bảo vệ pháp luật muốn bảo vệ người dân bị lừa đảo.

Tuy nhiên, các tài liệu, chứng cứ đều phản bác lại lập luận đó nên dù muốn bảo vệ cũng khó. Có những gia đình, tất cả các thành viên đều đồng tình ký vào hợp đồng chuyển nhượng nhà cho đối tượng cho vay tín dụng đen, vì vậy, khi đưa ra toà xét xử thì người vay vẫn là bên yếu thế.

Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới việc tín dụng đen ngày càng lên ngôi, việc các ngân hàng đưa ra các quy định về cho vay vốn rất chặt chẽ và trải qua nhiều thủ tục đã khiến cho người dân ít có cơ hội tiếp cận dòng vốn vay.

Tuy nhiên, ngay bản thân các ngân hàng dù rất muốn kích dòng vốn cho vay nhưng cũng không thể thực hiện một cách quá dễ dàng hay bỏ đi những quy định cần thiết. Bà Trần Thị Hồng Hạnh, Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng Việt Nam cho rằng: Nếu các ngân hàng tuân thủ đúng quy định của Nhà nước về cho vay thì cũng không có điều gì xảy ra.

Ví dụ, xác định đúng tư cách pháp nhân, vay đúng mục đích, có khả năng tài chính để chi trả… Thực hiện đúng quy định thì các khoản cho vay của ngân hàng không có rủi ro. Tuy nhiên, vì yếu tố lợi nhuận, một số ngân hàng đã chạy đua về tín dụng, một số cán bộ ngân hàng thiếu tinh thần trách nhiệm. Ví dụ, không kiểm tra, xác minh tận nơi, cán bộ ngân hàng ăn chia chênh lệch lãi suất… Tuy nhiên, đó là rủi ro đạo đức, lĩnh vực nào cũng có.

Thế nào là tín dụng đen?

Đối với nhiều người, tín dụng đen đơn giản chỉ là cho vay nặng lãi, tuy nhiên, khi nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành cho thấy, hoạt động tín dụng đen không chỉ đơn giản như vậy mà nó còn hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác.

Với mỗi hình thái khác nhau của tín dụng đen thì đi kèm với đó là các dịch vụ đòi nợ thuê tương ứng. Các công ty đòi nợ thuê hợp pháp đăng ký kinh doanh như những doanh nghiệp được pháp luật công nhận vẫn đang hoạt động một cách bình thường, tuy nhiên, chẳng ai có thể biết họ đang áp dụng những “chiêu trò” gì để mà đòi tiền.

Lâu nay, giới chuyên gia và trên các phương tiện thông tin đại chúng đề cập nhiều khái niệm “tín dụng đen”, nhưng về mặt pháp lý thì không dễ gì khẳng định thế nào là “tín dụng đen”, bởi vì chưa có quy định hay giải thích cụ thể, rõ ràng.

Nói đến “tín dụng đen” là nhắc đến một hoạt động cho vay vốn bất hợp pháp, không được phép hoạt động cho vay, nhưng vẫn tiến hành cho vay. Để được gọi là “tín dụng đen” thì phải là một hoạt động cho vay có nhiều hơn một yếu tố bất hợp pháp trong số các yếu tố sau:

Hoạt động cho vay bất hợp pháp, mục đích vay vốn bất hợp pháp, lãi suất cho vay bất hợp pháp hoặc có những hành vi bất hợp pháp khác như đe dọa, cưỡng bức, lừa dối trong giao dịch cho vay,…

Hiện tượng phổ biến nhất của “tín dụng đen” là sự kết hợp của hai yếu tố cho vay bất hợp pháp đi đôi với áp đặt một mức lãi suất cao trái với quy định của pháp luật. Việc cho vay và vay tiền ngoài các tổ chức tín dụng là quan hệ dân sự và không phải hành vi bị cấm.

Hoạt động này chỉ vi phạm pháp luật khi việc cho vay được xác định là có lãi suất vượt quy định và có tính chất “bóc lột”. Qua các vụ án đã xảy ra, với cơ quan chức năng, để tìm hiểu được mức lãi suất cho vay trong hoạt động “tín dụng đen” tại thời điểm tiến hành giao dịch rất khó khăn.

Các đối tượng cho vay chẳng dại gì ghi chỉ số lãi suất vào giấy tờ vay nợ mà chỉ thỏa thuận miệng với người vay. Những chủ nợ này cũng thường khấu trừ luôn tiền lãi vào số tiền gốc ngay khi giao tiền, nên người vay không bao giờ cầm đủ số tiền thực vay trong “hợp đồng”.

Hành vi người cho vay tiền có tính chất “chuyên bóc lột” còn khó chứng minh hơn nhiều… Đó chính là nguyên nhân khiến cho những vụ cho vay với lãi suất “cắt cổ” chỉ bị phát giác khi mà hậu quả đã thành những hành vi vi phạm pháp luật hình sự khác.

Lúc này, việc xử lý hình sự đối với các đối tượng cho vay nặng lãi sẽ áp dụng cho các hành vi như “bắt giữ người trái pháp luật”, “cưỡng đoạt tài sản”, “cố ý gây thương tích”…

Thùy Chi/ Phapluatplus

Người vay gói 30.000 tỷ sắp phải chịu lãi suất thả nổi

Các khoản giải ngân sau ngày 31/12/2016 sẽ được giải ngân từ nguồn vốn của ngân hàng thương mại và áp dụng lãi suất thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.

Quy định mới, quan trọng của Bộ luật Dân sự năm 2015 về lãi suất

Nếu như Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về lãi suất vay là: Do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng và trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ (Điều 476); thì Bộ luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2017), không áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố làm lãi suất tham chiếu khi xác định trần lãi suất cho vay, cũng như xác định các lãi suất liên quan đến các trách nhiệm dân sự khác như lãi suất phát sinh do chậm trả tiền trong trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Đây là điểm mới quan trọng, được quy định tại Điều 468, theo đó:
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang