2 chương trình truyền hình Mỹ tố CIA buôn lậu ma túy

14/09/2017 09:12

Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) từ lâu đã bị dính nghi án hỗ trợ các băng đảng buôn bán ma túy ở Mỹ Latinh. Thực hư điều này như thế nào? Hai chương trình truyền hình tại Mỹ mới đây đã tiến hành điều tra vấn đề này.

Loạt phim “Snowfall” của Đài FX và 4 phần loạt phim tài liệu “Chiến tranh ma túy Mỹ” của History Channel đều được trình chiếu trên truyền hình Mỹ mùa hè này. Trong 2 chương trình đó, “Chiến tranh ma túy Mỹ” phổ biến rộng rãi hơn, nhằm mục tiêu phơi bày toàn cảnh hàng loạt ý thức hệ và lợi ích liên quan trong chính sách chống ma túy của Mỹ vào những năm 60 thế kỷ trước.

Làm hỗn loạn xã hội Mỹ

Chủ đề chính trong “Chiến tranh ma túy Mỹ” là chính sách ma túy Mỹ không phải sản phẩm của việc xác định hợp lý các mục tiêu và sự tính toán của các biện pháp cần thiết để đạt được điều đó. Thay vào đó, các nhà làm phim của History Channel đã mô tả sinh động sự hình thành chính sách như một kết quả kỳ cục của các chính trị gia, hoặc khai thác một cách bất chấp, hoặc đầu hàng trước tư tưởng mù quáng và kích động. Và cũng bởi vì không có mục tiêu khách quan dẫn dắt, chính sách ma túy Mỹ ngoài mấy câu khẩu hiệu vô vị, trống rỗng như “Hãy nói không”, kết quả thì rời rạc, lãng phí và thất bại.

Phần trọng tâm thứ 2 của phim tài liệu là vụ bê bối Iran-Contra và vai trò đã được khẳng định của CIA trong vụ bùng nổ của crack (một loại cocaine vụn nguyên chất) vào thập niên 80. Chương trình này đã phát hiện những cáo buộc về sự dính líu của CIA với đường dây buôn bán ma túy, trong đó có việc cơ quan này có thể đã tài trợ cho Rick Ross và Óscar Danilo Blandón, nhà buôn bán Los Angeles và nhà cung cấp ngýời Nicaragua, những kẻ ðã góp phần gây ra nạn crack vào thập niên 80.

Kết quả to lớn của 2 dự án phim này là không thể phủ nhận: CIA đã nuôi dưỡng những mối quan hệ xấu xa với các băng nhóm tội phạm, khiến đất nước Mỹ tràn ngập trong cocain suốt thập niên 80.

Loạt phim “Snowfall” của Hãng FX đào sâu vào chủ đề này, mô tả một bức chân dung viễn tưởng về thời kỳ đầu của crack tại Los Angeles năm 1983. Phần đầu tiên của chương trình này là 3 câu chuyện chồng chéo được gắn kết với nhau dựa theo các nhân vật bị ảnh hưởng bởi nhân vật thực tế.

Bộ phim kể về Lucia, dòng dõi của một gia đình tội phạm người Mỹ gốc Mexico; đối tác của cô, Gustavo; Franklin, kẻ thế thân cho Rick Ross; Teddy và Alejandro – sĩ quan CIA bị cách chức và cộng sự người Nicaragua (nhân vật Blandón hư cấu), đang cố gắng kiếm doanh thu từ việc bán cocain cho phiến quân Contra.

Thực hư của cáo buộc

Cả 2 chương trình này đều có những ưu điểm hấp dẫn, phong phú thu hút người xem. Phim tài liệu “Chiến tranh ma túy Mỹ” có các bài phỏng vấn với nhiều nhân vật, trong đó các cựu đặc vụ của Cục Phòng chống ma túy Mỹ (DEA) đã thuật lại chi tiết những mục tiêu và thiếu sót trong kết quả của họ. Người xem là nhân chứng cho những âm mưu của CIA trong các phong trào chống Cộng sản ở Mỹ Latinh, trong đó gồm cả những kẻ dính dáng đến đường dây buôn bán ma túy, liên tiếp đưa cơ quan này vào cuộc xung đột với DEA.

Đối với trường hợp của Ross và Blandón, những cuộc điều tra của các nhà báo cho thấy CIA có thể đã nhắm mắt làm ngơ với các hoạt động buôn bán ma túy do lợi ích chung trong việc ủng hộ phiến quân Contra.

Những ý tưởng và lợi ích này là không thể tránh được, nhưng vẫn còn những điểm nghi ngờ trong sự căng thẳng giữa 2 mục tiêu song phương là đấu tranh chống buôn bán ma túy và vận động hỗ trợ Mỹ trong khu vực để có thể xử lý một cách hợp lý hơn. Theo như phim giải thích, CIA không chỉ cản trở các cuộc điều tra quan trọng mà còn phá vỡ sự an toàn của các thành phố ở Mỹ, đặc biệt là cộng đồng người Mỹ gốc Phi đã phải vật lộn với nạn crack trong suốt những năm 80.

Mặc dù có những giá trị riêng, nhưng “Chiến tranh ma túy Mỹ” cũng tràn ngập những lời bình luận mang tính cá nhân từ các diễn viên quan tâm đến nó, mà không hề có lời phản biện nào. Dựa trên những bằng chứng hời hợt, loạt phim đã mù quáng ám chỉ rằng, trong thời gian làm Phó Tổng thống, George H. W. Bush đã nhận thức được việc CIA đang buôn bán cocain vào nước Mỹ.

Mặc dù là một bộ phim hư cấu nhưng “Snowfall” tạo cảm giác có căn cứ và ít cảm xúc hơn. Bộ phim khá vui khi xem, đặc biệt khi chiếu đến Franklin, do diễn viên người Anh Damson Idris thủ vai. Dàn diễn viên bao gồm các diễn viên gạo cội của một vài bộ phim tội phạm nổi tiếng như Emily Rios trong “Breaking Bad” và Micheal Hyatt trong “The Wire”.

“Snowfall” được quay bởi đạo diễn John Singleton, nói về mối quan hệ hợp tác giữa CIA với những kẻ buôn bán ma túy như một yếu tố của một cơn bão kinh hoàng. Teddy – đặc vụ CIA, và Alejandro – thế thân của Blandón, không đơn phương gây ra sự gia tăng bạo lực lớn tại các khu vực thành thị ở Mỹ vào những năm 1980.

Tuy nhiên, cặp đôi này – cùng với sự tham lam của những nhà cách tân như Rick Ross (đại diện bởi Franklin) – đã tác động mạnh mẽ tới môi trường rộng lớn hơn: một dòng chảy của bột cocain, được bảo vệ bởi các phe phái trong Chính phủ Mỹ.

Chân dung tổ chức trong loạt phim được miêu tả có vẻ bề ngoài là cảm thông nhưng sau cùng lại rất tàn khốc. Teddy, do diễn viên Carter Hudson thủ vai, có một khuôn mặt khả ái và khả năng làm nhẹ đi các tình huống xấu. Lòng yêu nước của ông hiếm khi hiện rõ ra bên ngoài, nhưng rõ ràng ông được thúc đẩy bởi lòng yêu nước chứ không phải sự tham lam hay đói khát quyền lực.

Teddy hoạt động dựa trên sự ngầm chấp thuận của cấp trên, mặc dù chúng đều vi phạm tới nghĩa vụ pháp lý của họ; ông ta không phải một kẻ lừa đảo, nhưng là “công cụ” cho công việc nhơ bẩn của tổ chức. Tuy nhiên, Teddy không phải người ngoài cuộc. Nói đúng hơn thì ông ta là một nhà buôn ma túy tích cực, giám sát các chi tiết hậu cần quan trọng của các mạng lưới buôn lậu. Ông không những không tách mình ra khỏi kinh doanh ma túy, mà còn không hề do dự giết người trên danh nghĩa bảo vệ an ninh cho “doanh nghiệp”.

Khó định rõ đen trắng

Tuy nhiên, “Snowfall” không phải là không có sai sót. Cuộc phiêu lưu đầy thăng trầm của Franklin để trở thành trùm ma túy rất hấp dẫn, nhưng nó không hoàn toàn phù hợp với những cốt truyện khác, chúng đều được kể lại một cách cẩn thận hơn. Những khoảnh khắc quan trọng của câu chuyện lại không diễn ra trên màn ảnh, gây ra sự mơ hồ cho người xem, và làm mất đi mạch của câu chuyện ngay khi phần 1 đang diễn ra.

Thật khó để xác định chính xác trách nhiệm của CIA đối với việc gia tăng mạnh mẽ bạo lực do ma túy gây ra quanh khu vực trong thập niên 80. Vẫn còn rất nhiều điều chưa được biết tới về chi tiết các mạng lưới buôn lậu khác liên kết với CIA. Có khả năng những nhận định trong “Chiến tranh ma túy Mỹ” – và chắc chắn hầu hết các chi tiết bị phóng đại trong “Snowfall” – đều trái với thực tế đã xảy ra hơn 30 năm trước, gây ra sự chỉ trích ở một số nơi.

Tuy nhiên, kết quả to lớn của 2 dự án phim này là không thể phủ nhận: CIA đã nuôi dưỡng những mối quan hệ xấu xa với băng nhóm tội phạm đã khiến đất nước Mỹ tràn ngập trong cocain trong suốt những năm 80. Có rất nhiều báo cáo từ nhiều nguồn khác nhau – từ lời khai của Blanón và Ross đến một phi công từng làm việc cho CIA – đã thừa nhận vận chuyển ma túy tới Mỹ và vũ khí tới Nicaragua vì lợi ích của những kẻ đã tạo dựng băng đảng ma túy khét tiếng Shower Posse ở Jamaica.

Trần Tân

(Báo CAND)

Những điểm mới của nhóm tội phạm về ma túy trong BLHS 2015

(Kiemsat.vn) - Quy định mức tối thiểu đến mức tối đa định lượng các chất ma túy trong từng điều luật; thay đổi đơn vị tính từ “trọng lượng” thành “khối lượng”; bỏ hình phạt tử hình đối với một số tội là những điểm mới liên quan đến các tội phạm về ma túy trong BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Buôn bán pháo nổ để có tiền mua ma túy

(Kiemsat.vn) - Vừa được xóa án tích về tội cố ý gây thương tích, những tưởng Chân đã biết hối lỗi hoàn lương. Nhưng do ăn chơi đua đòi lại bập vào cái chết “trắng”.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang