1001 điều hay ho về tục xông nhà mà bạn chưa nghe bao giờ

19/01/2017 05:49

Một trong những tục lệ ngày Tết cổ truyền Việt Nam chính là xông nhà. Ông bà ta thường quan niệm, nếu như việc xông nhà tốt đẹp và suôn sẻ thì chắc chắn cả năm mọi việc trong gia đình cũng cực kì thuận lợi.

Vậy tại sao việc xông nhà lại quan trọng và có ý nghĩa lớn đến thế? Cùng xem qua những điều siêu hay ho về phong tục này nhé!

Xông nhà là một trong những phong tục quan trọng nhất vào ngày Tết ở Việt Nam. (Ảnh: Internet)

Xông nhà là một trong những phong tục quan trọng nhất vào ngày Tết ở Việt Nam. (Ảnh: Internet)

Xông nhà vào ngày đầu tiên của năm là một việc cực kì quan trọng

Theo các vị bô lão truyền đạt, ngày đầu tiên của năm được gọi là Nguyên đán và có một ý nghĩa cực kì quan trọng, tất cả mọi sự việc chúng ta làm trong ngày này sẽ đều ảnh hưởng rất mật thiết đến cả năm sau đó. Do vậy, tất cả mọi việc từ lời nói, cử chỉ, xuất hành và đặc biệt là xông nhà đều phải cẩn trọng.
Khi giao thừa vừa qua, đánh dấu một năm mới đã đến, nhà cửa của chúng ta được xem như đổi mới hoàn toàn và người bước chân vào xông đất chính là sứ giả mang lại sự may mắn cho gia chủ.

Chính vì vậy, người lớn tuổi trong gia đình thường lựa chọn những người có thể hội tụ đủ những tiêu chí rất tốt từ tính tình, nhân phẩm, chức vụ, điều kiện kinh tế và cả sự tương hợp về tuổi tác, hi vọng họ sẽ mang sự tốt lành của năm mới đến cho gia đình mình. Người Nam Bộ còn có thói quen chọn người có tên đẹp như Phúc, Lộc, Thọ, Tài, Lợi mời đến xông nhà để cả năm sẽ thuận lợi, may mắn, phát tài phát lộc.

Người nào sẽ may mắn được chọn để

Người nào sẽ may mắn được chọn để “xông nhà”? (Ảnh: Internet)

Ý nghĩa của tục lệ xông đất

Ý nghĩa quan trọng nhất của tục lệ này chính là nói lên khát khao về một sự thịnh vượng, an khang và hạnh phúc của người xưa.

Nhiều gia đình thường quan niệm đóng chặt cửa nhà vào ngày đầu năm, đợi đến khi có người được xem là mang may mắn đến với ngôi nhà mới chịu mở cửa.

Người khách đến xông đất vào sáng sớm ngày mùng Một sẽ trở thành người khách đầu tiên, mang theo quà biếu như trái cây, bánh mứt và tiền lì xì cho trẻ con trong nhà. Người xông đất sẽ chúc gia chủ một năm phát lộc, phát tài và may mắn. Chủ nhà sẽ ở trong tư thế sẵn sàng để tiếp đón niềm nở và nhận những lời chúc tốt lành.

Người xông đất thường chỉ đến thăm, chúc Tết chừng năm đến mười phút chứ không ở lại lâu, tượng trưng cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy.

Người ta cho rằng nếu được người xông đất tốt thì làm ăn sẽ lên và mọi sự đều tốt lành; nếu gặp người xông đất xấu thì sẽ rất khó khăn. (Ảnh: Internet)

Người ta cho rằng nếu được người xông đất tốt thì làm ăn sẽ lên và mọi sự đều tốt lành;

nếu gặp người xông đất xấu thì sẽ rất khó khăn. (Ảnh: Internet)

Tốt là “duyên” và xấu là “vía” được đánh giá khá liên quan đến cá tính và đạo đức của một người. Ông bà ta thường cho rằng, những người xởi lởi, thật thà, dễ thương, vui tính, năng nổ, làm ăn khấm khá, có con cái ngoan ngoãn, trai gái đầy đủ, mặt mũi sáng sủa, thân hình đầy đặn và nhà đang không có tang thì sẽ là người tốt vía.

Người Việt thường tránh xông nhà người khác ngày mùng Một Tết nếu trong gia đình mình có những chuyện không hay xảy ra trong năm qua. Các gia đình cũng rất kị những người có phẩm chất đạo đức không tốt, lười biếng xông nhà.

Do vậy, nhiều gia đình thường sẽ lựa chọn người mà mình nghĩ là đạt đủ các tiêu chuẩn và ngầm ý chào mời họ đến nhà vào sáng mùng Một để xông đất nhà mình.

Tuy nhiên, có một điều cũng cần lưu ý là nếu như mời nhau trước thì sẽ mất hết ý nghĩa, sứ giả may mắn này phải là trời định sẵn chứ không thể theo nguyện vọng của một ai.

Theo cùng thời gian, tục lệ cũng có nhiều sự thay đổi. Đối với tục xông đất, người ta xem như một niềm vui nho nhỏ ngày Tết chứ không nặng chuyện may rủi như ngày xưa.
Dù cho có thay đổi thế nào thì tục lệ xông nhà đầu năm vẫn luôn là một trong những tục lệ rất đẹp và mang ý nghĩa tốt lành đáng được trân trọng, lưu giữ của người dân Việt Nam.

Tiều Đào 

Theo thegioitre.vn

(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang