10 sự kiện nổi bật của thế giới năm 2016

27/12/2016 03:59

Trong năm qua, thế giới đã trải qua nhiều biến động lớn và dưới đây là 10 sự kiện nổi bật do Pháp luật Plus bình chọn.

1. Bất ổn an ninh, khủng bố tiếp tục ám ảnh toàn châu Âu.

 Trong năm 2016, hàng loạt các vụ tấn công khủng bố đã diễn ra tại nhiều quốc gia châu Âu như: Pháp, Bỉ, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức… khiến hàng trăm người thiệt mạng và nhiều người bị thương.  Những vụ tấn công này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo cấp thiết về tình trạng an ninh cùng những nguy cơ từ các phần tử cực đoan khủng bố.  Điểm đáng lưu ý là thủ phạm các vụ tấn công hầu hết là người gốc nhập cư, đang xin tị nạn và bị các phần tử Hồi giáo cực đoan kích động. (Ảnh: Reuters)

Trong năm 2016, hàng loạt các vụ tấn công khủng bố đã diễn ra tại nhiều quốc gia châu Âu như: Pháp, Bỉ, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức… khiến hàng trăm người thiệt mạng và nhiều người bị thương.

Những vụ tấn công này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo cấp thiết về tình trạng an ninh cùng những nguy cơ từ các phần tử cực đoan khủng bố.
Điểm đáng lưu ý là thủ phạm các vụ tấn công hầu hết là người gốc nhập cư, đang xin tị nạn và bị các phần tử Hồi giáo cực đoan kích động. (Ảnh: Reuters)

2. Virus Zika lây lan rộng trên thế giới.

 Đầu năm 2016, virus Zika từ khu vực Mỹ La tinh và vùng Caribbean đã bùng phát tại nhiều quốc gia và châu lục trên thế giới. Trên thực tế, virus Zika đã xuất hiện ở Uganda năm 1947. Tuy nhiên, mức độ bùng phát hiện nay được xem là chưa từng có. Sự lây lan nhanh chóng của Virus ZiKa đang gây lo ngại cho toàn cầu. (Ảnh: Havanatimes) 

Đầu năm 2016, virus Zika từ khu vực Mỹ La tinh và vùng Caribbean đã bùng phát tại nhiều quốc gia và châu lục trên thế giới. Trên thực tế, virus Zika đã xuất hiện ở Uganda năm 1947.

Tuy nhiên, mức độ bùng phát hiện nay được xem là chưa từng có. Sự lây lan nhanh chóng của Virus ZiKa đang gây lo ngại cho toàn cầu. (Ảnh: Havanatimes)

3. Hồ sơ Panama khiến thế giới chấn động.

 Ngày 10/5, Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) đã công khai nội dung tập tài liệu mang tên “Hồ sơ Panama”, theo đó, ICIJ tiết lộ tên và thông tin về 200.000 công ty ở nước ngoài.  “Hồ sơ Panama” được cho là vụ tiết lộ tài liệu mật lớn nhất trong lịch sử, phanh phui các hoạt động tài chính bất hợp pháp liên quan đến nhiều nhân vật giàu có và quyền lực trên thế giới. (Ảnh: ICIJ)

Ngày 10/5, Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) đã công khai nội dung tập tài liệu mang tên “Hồ sơ Panama”, theo đó, ICIJ tiết lộ tên và thông tin về 200.000 công ty ở nước ngoài.

“Hồ sơ Panama” được cho là vụ tiết lộ tài liệu mật lớn nhất trong lịch sử, phanh phui các hoạt động tài chính bất hợp pháp liên quan đến nhiều nhân vật giàu có và quyền lực trên thế giới. (Ảnh: ICIJ)

4. Brexit – Người dân Anh lựa chọn rời khỏi Liên minh châu Âu.

 Ngày 24/6,

Ngày 24/6, “Cuộc hôn nhân” không hạnh phúc kéo dài 43 năm giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) cuối cùng đã “đứt gánh”.

Với tỷ lệ 51,9% số phiếu ủng hộ Brexit và 48,1% số phiếu phản đối, người dân Anh đã tự quyết định đặt dấu chấm hết cho “cuộc hôn nhân” này. Cùng ngày Thủ tướng Anh David Cameron đã tuyên bố từ chức sau thất bại trong canh bạc chính trị vì tin rằng người Anh sẽ chọn ở lại EU. (Ảnh: Reuters)

5. Tòa Trọng tài bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông.

 Ngày 12/7/2016, sau hơn 3 năm kể từ khi Philippines đệ đơn kiện Trung Quốc, Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) đã phủ nhận

Ngày 12/7/2016, sau hơn 3 năm kể từ khi Philippines đệ đơn kiện Trung Quốc, Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) đã phủ nhận “cở sở pháp lý” yêu sách “đường 9 đoạn” phi lý của Trung Quốc.

Theo đó, Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi hỏi các quyền lịch sử đối với tài nguyên trong khu vực phạm vi “đường 9 đoạn” mà họ vạch ra. (Ảnh: Getty)

6. Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu chính thức có hiệu lực.

 Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đã chính thức có hiệu lực từ ngày 4/11. Với văn kiện này, khoảng 200 quốc gia sẽ bắt đầu thực hiện các kế hoạch quốc gia nhằm cắt giảm lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính theo cam kết đã đề ra.  Hiệp định đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020, các nước phát triển sẽ huy động tối thiểu 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang sử dụng những nguồn năng lượng sạch và ứng phó với biến đổi khí hậu. (Ảnh: AFP)

Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đã chính thức có hiệu lực từ ngày 4/11. Với văn kiện này, khoảng 200 quốc gia sẽ bắt đầu thực hiện các kế hoạch quốc gia nhằm cắt giảm lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính theo cam kết đã đề ra.

Hiệp định đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020, các nước phát triển sẽ huy động tối thiểu 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang sử dụng những nguồn năng lượng sạch và ứng phó với biến đổi khí hậu. (Ảnh: AFP)

7. Chiến thắng bất ngờ của Tổng thống đắc cử Donald Trump.

 Ngày 9/11, với hơn 270 phiếu đại cử tri, ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump đã chính thức vượt qua các đối thủ còn lại, trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.  Trong ngày bầu cử của đại cử tri 19/12, ông Donald Trump đã giành được 301 phiếu, trong khi bà Hillary Clinton giành được 163 phiếu, các ứng viên khác giành được 6 phiếu. (Ảnh: CNN)

Ngày 9/11, với hơn 270 phiếu đại cử tri, ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump đã chính thức vượt qua các đối thủ còn lại, trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.

Trong ngày bầu cử của đại cử tri 19/12, ông Donald Trump đã giành được 301 phiếu, trong khi bà Hillary Clinton giành được 163 phiếu, các ứng viên khác giành được 6 phiếu. (Ảnh: CNN)

8. Lãnh tụ cách mạng Cuba Fidel Castro qua đời.

 Tổng tư lệnh của Cách mạng Cuba đã từ trần lúc 22h29 ngày 25/11 (giờ địa phương), hưởng thọ 90 tuổi.  Sau Lễ tưởng niệm được tổ chức tối 3/12 (giờ địa phương) tại Santiago de Cuba, tro cốt của Lãnh tụ Fidel Castro đã được an táng tại nghĩa trang Santa Ifigenia. (Ảnh: Reuters)

Tổng tư lệnh của Cách mạng Cuba đã từ trần lúc 22h29 ngày 25/11 (giờ địa phương), hưởng thọ 90 tuổi.

Sau Lễ tưởng niệm được tổ chức tối 3/12 (giờ địa phương) tại Santiago de Cuba, tro cốt của Lãnh tụ Fidel Castro đã được an táng tại nghĩa trang Santa Ifigenia. (Ảnh: Reuters)

9. Colombia đạt được thỏa thuận hòa bình sau hơn 5 thập kỷ nội chiến.

 Ngày 24/11, Tổng thống Colombia Juan Santos và thủ lĩnh tối cao FARC Rodrigo Londono đã ký bản thỏa thuận hòa bình cuối cùng mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử của quốc gia Nam Mỹ.  Không chỉ người dân Colombia, cộng đồng quốc tế cũng hy vọng rằng trong tương lai Colombia sẽ được sống trong hòa bình sau hơn 50 năm nội chiến đẫm máu, với cái giá mà phải trả là 260.000 người thiệt mạng và 6,9 triệu người phải rời bỏ nhà cửa của mình. (Ảnh: AFP)

Ngày 24/11, Tổng thống Colombia Juan Santos và thủ lĩnh tối cao FARC Rodrigo Londono đã ký bản thỏa thuận hòa bình cuối cùng mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử của quốc gia Nam Mỹ.

Không chỉ người dân Colombia, cộng đồng quốc tế cũng hy vọng rằng trong tương lai Colombia sẽ được sống trong hòa bình sau hơn 50 năm nội chiến đẫm máu, với cái giá mà phải trả là 260.000 người thiệt mạng và 6,9 triệu người phải rời bỏ nhà cửa của mình. (Ảnh: AFP)

10. Giải phóng Aleppo.

 Ngày 12/12, sau khi đánh bại nhóm quân nổi dậy ra khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này, quân đội Syria đã chính thức giải phóng hoàn toàn Aleppo.  Nhiều chuyên gia nhận định rằng thắng ở Aleppo, chính phủ Syria gần như đã giành thắng lợi toàn cục bởi Aleppo là thành phố lớn nhất và là trung tâm kinh tế của Syria.  Aleppo được giải phóng sẽ khích lệ rất lớn các lực lượng chính phủ Syria trong các cuộc đối đầu với quân nổi dậy trên khắp Syria. (Ảnh: AP)

Ngày 12/12, sau khi đánh bại nhóm quân nổi dậy ra khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này, quân đội Syria đã chính thức giải phóng hoàn toàn Aleppo.

Nhiều chuyên gia nhận định rằng thắng ở Aleppo, chính phủ Syria gần như đã giành thắng lợi toàn cục bởi Aleppo là thành phố lớn nhất và là trung tâm kinh tế của Syria.
Aleppo được giải phóng sẽ khích lệ rất lớn các lực lượng chính phủ Syria trong các cuộc đối đầu với quân nổi dậy trên khắp Syria. (Ảnh: AP)

Thu Giang/phapluatplus

Crazy House Đà Lạt – Top 15 kỳ quan ngoạn mục của thế giới

(Kiemsat.vn) - Lonely Planet - Nhà xuất bản Du lịch lớn nhất thế giới, vừa công bố danh sách 15 Kỳ quan ngoạn mục nhất thế giới, mà phải tận mắt chứng kiến người ta mới tin là có thật. Ở Việt Nam, Biệt thự Hằng Nga (tên gọi khác Crazy House Dalat) nằm ở vị trí 11.

Vấn đề – sự kiện nổi bật tuần qua (17/7 – 21/7)

(Kiemsat.vn) - Khai mạc trọng thể Hội nghị VKSND các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Lào lần thứ V; VKSND tối cao thăm và tặng quà nhân ngày Thương binh liệt sỹ; Người dân có thể giám sát hoạt động xét xử của Tòa án trên mạng; Philippines bắt giữ nghi phạm bắt cóc thuyền viên Việt Nam ... là những tin tức, sự kiện đáng chú ý tuần qua.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang